NGÓNG CHỜ

Dẫu cách xa nhau vẫn ngóng chờ
Sông xưa bờ cũ nỡ nào ngơ
Người ơi!Chớ có ngờ đầu nhợ…
Bạn hỡi!Xin đừng gỡ mối
Ngắm cánh chim bay đờ đẫn nhớ…
Nghe làn sóng vỗ lỡ làng mơ…
Đem tình gởi gió nhờ mây chở
Đến tận phương trời quán thơ.
Thi Nang

NGÀY TÁM THÁNG BA

Hôm nay ngày tám tháng ba
Là ngày phụ nữ nước ta vui mừng
Noi gương Bà Triệu,Bà Trưng
Thương chồng yêu nước vang lừng sử xanh
Nữ nhi liệt liệt oanh oanh
Tung hoành một thuở lưu danh muôn đời
Nêu cao tiết nghĩa sáng ngời
Anh thư đội đá vá trời kém ai
Thương thay!Nguyễn Thị Minh Khai
Than ôi!Chị Sáu hình hài làm bia.
Dù cho mẫu tử chia lìa*
Quên thân vì nước sớm khuya diệt thù.
Lên đường kháng chiến mùa thu
Xa nhà tìm đến chiến khu của mình
Biết bao người đã hy sinh,
Tận trung với nước,hết tình với dân
Xuân đi xuân đến bao lần
Tình xuân khép lại,ái ân đợi chờ…**
Nước nhà độc lập,tự do,
Dân ta áo ấm cơm no yên lành.
Làm cô dạy trẻ học hành,
Lòng son vui với đầu xanh sáng chiều,
Hây hây duyên dáng yêu kiều,
Phấn rơi bao hạt bao điều lớn khôn,
Thương trò nay dạy mai ôn,
Mong sao cá vượt Vũ Môn hóa rồng
Không nề tổn trí lao công,
Một lòng chăm sóc vun trồng mầm non
Còn cô,còn trẻ,tình còn,
Là niềm hạnh phúc cỏn con trong đời.
Sân trường cây nhỏ đâm chồi,
Chim non ríu rít những lời thân thương
Yêu cô giáo,mến quê hương,
Yêu non nuớc Việt,yêu trường thiết tha.
Bây giờ ta lại cùng ta
Ngồi đây đàm đạo chung nhà thêm vui
Cùng nhau quyết chí không lùi,
Phát huy tiến bộ,chôn vùi ai bi.
Theo gương liệt sĩ Củ Chi
Một trường đoàn kết lo gì không xong
Lòng riêng tự nhủ với lòng
Tình riêng gác lại,việc công lo tròn
Chúc cô hạnh phúc sắt son
Việc nhà việc nước vẹn toàn đẹp hơn.
Thi Nang
(Ngày 08-3-2002)
*Nói về Chị Út Tịch:đã để lại con thơ ở nhà để ra chiến trường đánh giặc.
**Nhiều thanh niên nam nữ yêu nhau,nhưng họ đặt việc nước trước tình nhà,lên đường tham gia kháng chiến để giải phóng quê hương trong hai cuộc kháng chiến của nước ta (1945-1975).Dù xa nhau,nhưng họ vẫn chung thủy đợi chờ nhau cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

ĐÔI BẠN

Nào cùng đi,chúng ta hãy cùng đi
Lên đường nghĩa vụ theo chân Đảng
Tô máu đời trai thắm quốc kỳ
Hiểm nguy gian khó ta sá gì!

Tổ quốc đang cần,nhanh bước lên!
Luyện cho ta chân cứng đá mềm
Đem tuổi thanh xuân đền ơn Đảng
Giúp cho nước Việt luôn vững bền.

Ta đi lên!Làm đẹp phố phường,
Lấp hố bom trở lại bình thường
Biến đất hoang thành đồng lúa chín,
Đào kênh ngòi làm đẹp ruộng nương.

Bước song song trên đường vắng đêm sương,
Dạy bình dân,giơ bó đuốc soi đường
Xua tan giặc dốt,tan bóng tối
Vì nhân dân lao động yêu thương.

Sáng chiều ta đến trường
Dắt dìu đàn em nhỏ
Theo Đảng đầy tình thương
Dựng xây nước Việt hùng cường.

Vai kề vai,ta cùng đi
Đem sức tài trai tô đẹp cuộc đời
“Trung nước,hiếu dân”mãi nhớ lời
Tiếng Bác Hồ còn vang trên sông núi,
Luôn noi theo gương sáng của Người.
Thi Nang
(1976)

Kịch thơ: NGUYỄN TẤT THÀNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

-Nhân vật: + Anh Thành + Anh Lê + Anh Mai

-Nhạc cụ:đàn sáo đệm
-Giới thiệu:( Đọc diễn cảm hoặc ngâm)
Từ Làng Sen Người vào Phan Thiết
Mang trong tim tình yêu nước Việt
Thấy dân mình nô lệ lầm than 
Làm thế nào để cứu giang san?

Thương nhân dân lạc hậu nghèo nàn
Rời Phan Thiết Người đến Sài Gòn
Ở trọ trong ngôi nhà Xóm Chiếu
Đèn dầu soi tỏ tấm lòng son

Trong lúc Người đang ngồi ghi chép
Anh Lê đến gõ cửa đi vào
Lê đâu biết,Người dùng bút thép:
Xót thương cho đất nước đồng bào
-Cảnh trí:Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu,Sài Gòn.Dưới ngọn đèn dầu lù mù,anh Thành đang ngồi ghi chép.Anh Lê vào

Lê: “Anh Thành! Sáng mai anh nhận việc
Mọi thứ tôi đã thu xếp xong
Cơm nuôi và mỗi tháng một đồng
Mỗi năm thêm hai bộ quần áo
Mỗi tháng thêm năm hào được không?”
Thành: “Lê ơi! có lẻ thôi, anh ạ
Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo
Tôi ở Phan Thiết cũng đủ rồi
Đâu cần đến những chốn xa xôi”
Lê: “Anh vào Sài Gòn để làm gì?
Cơ hội đến có lúc có thì
Dịp may qua rồi khó tìm lại
Anh biết chữ Tàu giỏi tiếng Tây”
Thành: “Anh học trường Sa-xơ-lu Lô- ba
Phải chăng là người Phú Lãng Sa?
Có bao giờ nghĩ về xứ sở?
Để làm gì cho đất nước ta?”
Lê: “Anh lại hỏi những điều lạ thay!
Cùng sinh ra trên đất Việt này
Anh người nước nào tôi nước ấy
Xin anh đừng bỏ lỡ dịp may!”
Thành: “Đúng rồi ! Chúng ta là đồng bào
Cùng máu đỏ da vàng với nhau
Đã có khi nào anh nghĩ đến
Nhân dân mình đang còn khổ đau?”
Lê: “Sao lại không? Mới ngày hôm qua
Mấy ông đốc học vừa nhắc lại
Nghị định giám quốc Phú Lãng Sa
Cho người Việt vào làng Tây mà…”
Thành: “Vào làng Tây để có tên Tây
Ăn ở,làm việc lãnh lương Tây
Anh đã làm đơn xong chưa nhỉ?
Để hưởng vinh hoa phú quí này!”
Lê: “Không bao giờ!Không bao giờ tôi quên
Dòng máu chảy trong cánh tay này
Chưa hiểu vì sao anh đổi ý?
Không nhận việc làm ở nơi đây?
Thành: “Anh Lê ơi!Đèn dầu ta lù mù,
So đèn hoa kỳ vẫn còn lu,
Đèn tọa đăng tỏ hơn đôi chút,
Nay đèn điện sáng tựa trăng thu”.
Lê: “Anh kể chuyện đó để làm gì?
Đời người may mắn được mấy khi?
Tìm một việc làm cho yên phận,
Cho qua thời qua buổi loạn ly”.
Thành: “Vì anh với tôi là người Việt
Là công dân của đất nước này
Thương đồng bào quê hương tha thiết
Nước đắm chìm chẳng lẽ khoanh tay”.
Lê: “Phải,chúng ta là con dân nước Việt
Đã lỗi thời súng kiếp,thần công
Lẽ thiệt hơn ai ai cũng biết
Thua súng Tây:đại bác,đạn đồng”.
Thành: “Vì thế tôi muốn sang nước họ
Xem cách làm ăn,học trí khôn
Luyện trí tài,hùng tâm dũng khí…
Cứu dân mình giành lại nước non”.
Lê: “Anh ơi!Nước Tây ở xa lắm đấy!
Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi
Một suất vé hàng ngàn đồng khó thấy!
Anh lấy tiền đâu ra để mà đi?”
Thành:(Xoè hai bàn tay ra rồi nói)
“Tiền đây chứ đâu?Ta hãy vững tin
Chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn
Tôi đang nhờ anh Mai xin cho một việc…
Ở dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin”.
Lê: “Vất vả lắm,lại còn say sóng nữa…
Đến nơi chân trời góc bể xa xôi
Biết nhờ vào đâu làm nơi nương tựa
Một mình đau ốm,lại khổ thân thôi!”
(Bỗng có tiếng gõ cửa anh Mai vào
Ba người gặp nhau cùng thân mật chào)
Mai: “Anh Thành ạ,tôi báo tin cho anh thu xếp
Tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp
Anh cùng tôi sẽ làm việc ở dưới tàu”.
Thành: “Cảm ơn anh.Bao giờ mình trình diện?
Mặc dù tôi chưa hề quen đi biển
Nhưng lòng chẳng ngại sóng cả bão to
Có anh cùng đi tôi bớt nỗi lo”.
Mai: “Anh trình diện càng sớm càng hay
Anh hãy nghĩ kỹ trong đêm nay
Sóng Biển Đỏ rất là dữ dội
Gian nan,có thể chết bỏ thây!…”
Thành: “Tôi nghĩ kỹ rồi,hỡi bạn ơi!
Làm thân nô lệ khổ đời đời!
Cùng đứng lên xóa kiếp người nô lệ
Để thành công dân yêu nước thương nòi.
Mình đi ngay có được không,anh?”.
Mai: “Cũng được.Mình chuẩn bị đi ngay.”
(đọc diễn cảm hoặc ngâm)
Hành trang,sách vở khoác lên vai
Vượt qua sóng gió,vạn dặm dài
Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước
Rời Sài Gòn,hùng tráng dáng Rồng bay.
Thi Nang
(Phỏng theo đoạn kịch nói trích trong vở:”Người công dân số một” của Hà Văn Cầu-Vũ Đình Phòng,tôi biên soạn thành kịch thơ).

GHÉT THƯƠNG

Đời đáng ghét hay thương?
Thương ghét thương ghét thương
Ghét điều sai đáng ghét
Thương chuyện phải cần thương
Tạm thương để rồi ghét
Trước ghét sau lại thương
Ghét thương ghét thương ghét
Thương thương ghét ghét thương.
Thi Nang

NHỚ QUÊN

Đời đáng nhớ hay quên?
Quên nhớ quên nhớ quên
Nhớ những điều đáng nhớ
Quên đi chuyện phải quên
Tạm quên để rồi nhớ
Cố nhớ mà lại quên
Nhớ quên nhớ quên nhớ
Quên quên nhớ nhớ quên.
Thi Nang

YÊU THƠ

Thiên hạ tranh nhau để kiếm tiền
Còn mình không biết tỉnh hay điên
Nàng thơ ôm ấp trong tâm não
Một phút lìa xa thấy dạ phiền.

Hồn thơ lai láng với thiên nhiên
Lòng muốn ngao du khắp mọi miền
Để ngắm cảnh non xanh nước biếc
Vui cùng cây cỏ chốn điền viên.
Thi Nang

HỨA SUÔNG

Mai mai mốt mốt lại mai mai
Mốt mốt mai mai mốt mốt hoài
Hứa hứa suông suông đừng hứa hứa
Phai phai nhạt nhạt để phai phai
Say say tỉnh tỉnh say say tỉnh
Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh say
Gió gió mưa mưa rồi nắng nắng
Lời lời nói nói vội bay bay.
Thi Nang

THỜI GIAN TRÔI

Từng giây âm thầm thời gian qua…
Nhìn quanh,nhìn cao,rồi nhìn xa
Qua bao gian lao,bao phong ba
Vui,buồn,thương,mong trong lòng ta.

Đời người chưa bao năm mà già!
Làm gì cho quê hương sơn hà?
Cho đời xinh tươi như muôn hoa
Cho đồng bào yên vui nhà nhà.

Dần dà…dần dà…từng giờ qua…
Nhìn đời,nhìn người,rồi nhìn ta
Tình yêu…không bao giờ phôi pha
Cùng thời gian trôi vào bao la…
Thi Nang