TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA (tt)

Về phương pháp đấu tranh chính trị
Và kinh nghiệm tích lũy của Người
Minh Khai tạc dạ từng lời
Tận tâm để giúp cho đời bình yên
Nhận công tác tuyên truyền vận động
Cùng vùng lên giải phóng non sông
Biểu tình,bãi khóa,đình công
080.Hội viên phụ nữ xung phong đi đầu
Không e ngại dãi dầu mưa nắng
Liên lạc qua những chặng đường dài
Coi thường nguy hiểm chông gai
Nối liền tổ chức trong ngoài nước ta
Tình quê hương đậm đà tha thiết
Tình đồng chí đất Việt thân yêu
Minh Khai nỗ lực sáng chiều
Ra công huấn luyện cho nhiều học viên
Thành cán bộ trung kiên của Đảng
090.Trở nên người Cách mạng ngoan cường
Sẵn sàng dấn bước lên đường
Xông pha lửa đạn tiền phương diệt thù
Làm công tác mặc dù khổ ải
Nhưng lòng Người chẳng ngại gian lao
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
Minh Khai được kết nạp vào Đảng ta
Thi Nang
(còn tiếp)

TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA (tt)

Suốt năm dài bộn bề công việc
050.Dấn thân vào nào tiếc tuổi xanh
Phong trào vận động đấu tranh
Nhân dân hưởng ứng nhiệt thành tham gia
Minh Khai rất thiết tha yêu nước
Vào Đảng Tân Việt được vài năm
Chung lòng chống giặc ngoại xâm
Thường xuyên luyện chí rèn tâm kiên cường
Rồi bí mật lên đường xuất ngoại
Đã giả trai chẳng ngại ngần chi
Chuyến tàu Trung Quốc chở đi
060.Sang nơi Hương Cảng thoát ly gia đình
Mang nặng trong lòng tình xứ sở
Ngắm vầng trăng sáng ở phương xa
Bồi hồi nhớ mẹ thương cha
Nhớ em đang ngụ quê nhà đợi trông
Làm ở Văn phòng Đông Phương Bộ
Chẳng nề hà cực khổ gian nan
Chỉ mong dân hết cơ hàn
Muôn nhà thoát cảnh lầm than khốn cùng.
Giữ vững lòng kiên trung son sắt
070.Nguyễn Ái Quốc dìu dắt Minh Khai
Ngày ngày luyện đức rèn tài
Trau dồi lý luận,mê say học hành
Thi Nang
(còn tiếp)

TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA (tt)

Thời niên thiếu miệt mài học tập
Bàn tay thon xách cặp đến trường
Thân hình nhỏ nhắn dễ thương
Hồn nhiên trên nẻo quê hương đi về
Thầy Trần Phú không nề khó nhọc
030.Rất nhiệt tình dạy học hăng say
Quan tâm giáo dục Minh Khai
Theo đường Cách mạng tương lai huy hoàng.
Càng lớn càng đoan trang thùy mị
Tháng ngày qua dáng mĩ miều thêm
Từng đêm giấc ngủ êm đềm
Cận kề cha mẹ đầy niềm hân hoan.
Thấy đồng bào gian nan khổ sở!
Ở nhiều nơi cửa vỡ nhà tan!
Buồn thay!Pháp chiếm giang sơn
040.Lòng đầy phẫn uất căm hờn sục sôi
Ngẩng trông trời mây trôi lơ lửng
Cúi nhìn đất Người đứng nghĩ suy
Minh Khai cương quyết ra đi
Đâu màng mưa nắng,sá gì gió sương!
Mười sáu tuổi lên đường Cách mạng
Mong đêm tàn rực sáng ban mai
Vượt qua bể khổ trần ai
Xiềng gông không sợ,chông gai chẳng nề
Thi Nang
(còn tiếp)

TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA

Thi Nang căn cứ vào bài viết:”NGUYỄN THỊ MINH KHAI và LÊ HỒNG PHONG”
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh 6/9/1902 – 6/9/2012) và cũng là 70 năm ngày mất (6/9/1942 – 6/9/2012)
của Tổng bí thư Lê Hồng Phong,hội NVTPHCM đã giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng.
[Một số bổ sung hoặc hiệu đính nhỏ:do GsTs Thầy thuốc ND Nguyễn Huy Dung (em ruột áp út của Nguyễn Thị Minh Khai)]
Thi Nang xin phép Thầy Nguyễn Huy Dung cùng với gia đình Thầy và Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng cho Thi Nang được phỏng theo
bài viết nêu trên để viết:”TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA” này.
Trân trọng cảm ơn.
Thi Nang kính tặng Thầy Nguyễn Huy Dung.Kính mong Thầy góp ý để cho bài viết được tốt hơn ạ!
(Mỗi lần Thi Nang chỉ đăng 24 câu thơ)

TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT DIỄN CA
001.Thực dân Pháp ngang tàng bạo ngược
Chúng điều binh xâm lược nước ta
Quân thù giày xéo sơn hà
Gây ra thảm họa xót xa não lòng
Người Việt Nam xung phong chiến trận
Nhìn quê hương uất hận dâng trào
Chung lưng đấu cật đồng bào
Biết bao nhiêu giọt máu đào tuôn rơi!
Nguyễn Tất Thành đành rời xứ sở
010.Đã lên đường chẳng sợ nguy nan
Luôn luôn vững chí bền gan
Quyết tâm giải phóng giang san quê nhà
Ra hải ngoại bôn ba xuôi ngược
Tìm con đường cứu nước cứu dân
Gia công nỗ lực góp phần
Đem tài đuổi giặc,xả thân giúp đời.
Nguyễn Huy Bình chuyển nơi cư trú
Từ Hà Nội vào ngụ ở Vinh
Tận tâm chăm sóc gia đình
020.Trọn lòng chung thủy,vẹn tình sắt son
Đậu Thị Thư sinh con gái cả
Thêm niềm vui rộn rã trong nhà
Hài nhi bên cạnh mẹ cha
Trước tên là Vịnh sau là Minh Khai
Thi Nang
(còn tiếp)

CƠN BÃO SỐ 3 (NĂM 2018) GÂY RA MƯA LŨ

Các tỉnh miền Trung gần Bắc bộ
Bão càn qua gãy đổ cây nhà
Đây là cơn bão số 3
Làm cho khốn đốn dân ta trăm bề
Lũ quét nơi làng quê núi lở
Khiến gia đình khổ sở lìa nhau
Ruộng đồng úng lúa,hoa màu
Người trôi theo nước thương đau vô cùng!
Nhìn thấy cảnh trong vùng bão lũ
Cửa nhà tan biết ngụ nơi đâu?
Xót xa kẻ khóc người sầu
Thiên tai tạo cảnh bể dâu não lòng!
Nhiều tuyến đường như sông,tựa suối
Xe lưu thông giữa buổi nước tràn
Cầu mong đi lại bình an
Vượt qua những bước gian nan ê chề!
Trước nỗi khổ lòng tê dạ tái
Lũ gây nhiều thiệt hại tổn hao
Cùng nhau giúp đỡ đồng bào
Qua cơn bão tố đã vào núi sông
Thi Nang

BÃO LŨ Ở MIỀN TRUNG

Đã mấy phen cuồng phong gầm rú
Bão càn qua tạo lũ nhiều vùng
Tang thương “khúc ruột” miền Trung
Gây ra thảm họa vô cùng khổ đau
Nước ngập úng vườn rau ruộng lúa
Khiến nhà nông tốn của hao công
Gà heo trôi nổi bềnh bồng
Đường đi bỗng hóa thành sông khổ đời!
Chốn núi đồi nhiều nơi sạt lở
Cửa nhà tan khổ sở thê lương
Bao người thiệt mạng thảm thương!
Nhiều gia đình chịu tai ương não nề!
Trụ điện gãy đêm về u tối
Bật gốc cây cản lối ngăn đường
Ao tràn cá sổng ra mương
Đê kè sụt vỡ,đoạn trường xiết bao!
Nhìn thấy cảnh đồng bào khổ não
Biết bao lần lũ bão gây ra!
Nghe lòng thương cảm xót xa
Người trong một nước đậm đà nghĩa nhân
Hãy góp sức ân cần giúp đỡ
Cùng chung tay cứu trợ dân mình
Làm cho cuộc sống thanh bình
Ấm lòng nòi giống,thắm tình núi sông
Thi Nang

NHỚ THƯƠNG LIỆT SĨ ANH HÙNG

Thuở đất Việt lâm vào đạn lửa
Đồng bào ta nát cửa tan nhà
Quân thù giày xéo sơn hà
Đầu rơi máu đổ rất là khổ đau
Vâng lời Bác cùng nhau đứng dậy
Dùng súng,gươm,mác,gậy tầm vông
Kề vai sát cánh chung lòng
Quyết tâm bảo vệ non sông của mình
Có biết bao gia đình yêu nước
Vợ bùi ngùi tiễn bước chồng đi
Xa nhau giữa lúc xuân thì
Xông pha trận mạc sá gì bom rơi
Khi cha còn ở nơi tiền tuyến
Chốn quê nhà mẹ tiễn đưa con
Băng rừng,lội suối,trèo non
Lên đường lúc tuổi vừa tròn đôi mươi
Cùng chung tay giúp đời đuổi giặc
Nguyện làm cho xã tắc thanh bình
Biết bao người đã hy sinh!
Xả thân cứu nước,quên mình cứu dân
Luôn giữ vững tinh thần chiến đấu
Nhiều gương sáng để hậu thế soi
Lòng son yêu nước thương nòi
Muôn đời nhớ Bác,mãi noi theo Người
Ngày nay sống trong thời thịnh trị
Mãi tri ân liệt sĩ anh hùng
Niềm thương nỗi nhớ vô cùng
Những người Cách mạng kiên trung ngoan cường
Thi Nang

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (19/12/1946 – 19/12/2016)

Thuở đất Việt lâm vào lửa khói
“Giặc ngoại xâm,giặc đói” hoành hành
Vừa ngưng tiếng súng giao tranh
Ngỡ là cuộc sống yên lành,phồn vinh
Ngờ đâu Pháp điều binh trở lại
Khiến dân ta khổ ải,lầm than
Nước nhà gặp lúc nguy nan
Quân thù tái chiếm giang san Tiên Rồng
Nơi Vạn Phúc Hà Đông thuở trước
Bác Hồ đã vì nước quên thân
Viết lời kêu gọi toàn dân
Nêu cao ý chí tinh thần đánh Tây
Hãy cùng nhau chung tay hợp sức
Bẻ gông xiềng áp bức dân ta
Quyết tâm bảo vệ sơn hà
Dù cho nát thịt tan da chẳng màng
Vung “gậy gộc” ngăn đàng diệt ác
“Dùng súng,gươm” giáo mác trừ gian
Kiên trì vững chí bền gan
Đuổi quân cướp nước,xua tan kẻ thù
“Hãy tiến lên!” mặc dù gian khổ
Cùng vượt qua bảo tố chông gai
Xả thân vì núi sông này
“Trường kỳ kháng chiến” đến ngày thành công
Quân dân Việt chung lòng cứu nước
Vai kề vai tiến bước hiên ngang
Thi đua diệt lũ sài lang
Đánh cho giặc Pháp tan hàng tử thương
Quân ta rất kiên cường dũng cảm
Ra chiến trường can đảm xông pha
Một lòng yêu nước thương nhà
Băng qua pháo đạn,vượt qua bom mìn
Luôn giữ vững “niềm tin tất thắng”
Dẫu gian lao cũng chẳng nề hà
Điện Biên Phủ – Pháp thua ta
Lập nên trang sử rất là vẻ vang
Rồi tiếp tục lên đàng đánh Mỹ
Đã có nhiều chiến sĩ hy sinh
Non sông thống nhất,hòa bình
Nhờ ơn Bác,Đảng dân mình ấm no
Thi Nang

CHÙA LÂN

Trên quả đồi như Lân phủ phục
Ngõ vào chùa rừng trúc tươi xanh
Quanh năm không khí trong lành
Nhiều cây cổ thụ xòe cành,bóng râm
Đây:Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử,
Còn gọi:Long Động Tự – Chùa Lân
Tương truyền Vua đã dừng chân
Ngồi thiền để được sáng thần trí thêm
Ở chốn này,trong đêm xưa ấy
Vua mơ thấy đang cưỡi Rồng vàng
Bay vào Động rộng thênh thang
Sen vàng tỏa ánh hào quang trên hồ
Màu thanh nhã điểm tô cảnh vật
Hoa sen nở phảng phất hương bay
Sau khi du ngoạn hồ này
Rồng đưa Vua ngự lên đài hoa sen
Nghe dòng nước chảy len khe đá
Gió lùa qua cụm lá rì rào
Giật mình tỉnh giấc chiêm bao
Vừa lên cõi Phật hay vào Bồng Lai?
Đức Vua khẽ lay vai Bảo Sái
Gọi dậy rồi kể lại cơn mơ
Thật là kỳ lạ bất ngờ
Thầy trò thắp lửa tình cờ nhận ra
Bầy Rồng đất lân la kề cận
Chúng nghe động nên ẩn nấp ngay
Đức Vua đã gặp điềm may
Đặt tên thắng cảnh nơi đây:Động Rồng
Thuở Vua Trần Nhân Tông lên núi
Đã băng rừng vượt suối gian truân
Vua cho tôn tạo Chùa Lân
Là nơi Phật Tử xa gần hành hương
Tam Tổ Trúc Lâm thường thuyết pháp
Chư Tăng nghe ấm áp tâm linh
Hết lòng giúp đỡ chúng sinh
Xả thân độ thế,quên mình cứu nhân.
Sau thời Trần;Hồ,Lê nối tiếp
Các Thiền Sư kế nghiệp cửa Thiền
Chân Nguyên cùng với Tuệ Nguyên (1)
Chấn hưng Phật pháp lưu truyền xưa nay.
Thời chống Pháp,Chùa này tan vỡ
Chỉ còn các Tháp ở bên Chùa (2)
Mưa chan,nắng chiếu,gió lùa
Sương sa giá lạnh bao mùa thê lương!
Lúc thanh bình quê hương đất nước
Ngôi Chùa Lân mới được khởi công
Nhân dân,Nhà nước xây xong
Vào năm Nhâm Ngọ thỏa lòng ước mơ. (3)
Ngõ từ xưa đến giờ lát đá
Giống như tấm thảm đã trải ra
Biết bao du khách lại qua!
Rất nhiều Phật Tử gần xa đi về.
Hàng Tháp cổ cận kề sân,ngõ,
Xót Thiền Sư lìa bỏ dương gian
Hóa thân lên cõi Niết Bàn
Lưu truyền Phật pháp đến ngàn đời sau.
Thông mã vĩ tươi màu cạnh Tháp (4)
Trải qua nhiều bão táp,nắng nung
Bao mùa tuyết phủ lạnh lùng!
Thân to,gốc vững trên vùng đồi cao.
Khách đi vào thăm Chùa Long Động
Cổng Tam Quan mở rộng thường xuyên
Nguy nga rực rỡ cửa Thiền
Cây xanh ngói đỏ trong miền sơn lâm.
Các Tăng Ni khắc tâm giáo lý
Đặt quả cầu “Như ý báo ân” (5)
Giữa đài sen ở trên sân
Nhớ công Phật Tổ xả thân độ trì.
Tượng Thích Ca Mâu Ni tuyệt mĩ (6)
Chốn núi đồi kì vĩ,bình yên
Mắt nhìn thấu cõi nhân thiên
Tay nâng một đóa hoàng liên sáng ngời
Đức Thế Tôn ngự nơi Chính Điện (7)
Có Bồ Tát hiển hiện hai bên (8)
Ngàn năm lừng lẫy tuổi tên,
Làng nghề ở Huế đúc nên tượng đồng.
Tả,hữu là Lầu Chuông,Lầu Trống (9)
Mỗi lần gióng vang vọng,ngân nga
Từng hồi giục khách tỉnh ra
Xua tan mê muội,vượt qua u sầu.
Nơi kề sau Đại Hùng Bảo Điện
Người hành hương khấn nguyện lầm rầm
Phụng thờ Tam Tổ Trúc Lâm
Lập nên Thiền phái bảy trăm năm rồi
Phía bên phải tường hồi Nhà Tổ
Tranh khảm trai một bộ xinh xinh (10)
Trưng bày diễn tả quá trình
Đi tìm chân lý của hành giả xưa.
Vừa tri ân lại vừa ngưỡng mộ
Pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma (11)
Dùng cây gỗ quý phương xa
Đem về chạm khắc rất là công phu.
Khách thập phương vân du chụp ảnh
Đã vào đây ngoạn cảnh chùa chiền
Nhìn xem Phật Tử tu Thiền
Thiền Đường tráng lệ trên miền đồi xanh.
Hồ Tĩnh Tâm trong lành,thanh tịnh
Tượng Quan Âm gần Chính Pháp Đường (12)
Lầu cao đồ sộ,khang trang
Tăng Ni,Phật Tử vẫn thường đến đây
Để lắng nghe Sư Thầy giảng đạo
Các Thiền Sư thuyết giáo,giảng kinh
Cầu mong Đức Phật hiển linh
Muôn đời phổ độ chúng sinh an bình.
Nhà trưng bày ảnh,Kinh,thư tịch
Về non Yên,dấu tích Chùa Lân
Những gương sáng ở dương trần
Vị tha,bác ái,cứu nhân,giúp đời
Kề bên Tháp xanh tươi màu lá
Cây đa đã sống bảy trăm năm
Biết bao người đến đây thăm!
Qua nhiều biến cố thăng trầm đổi thay
Gốc đa này đang ôm gốc thị
Tạo nên điều thú vị lạ thường
Khiến cho du khách thập phương
Khi về trí vẫn còn vương cảnh Chùa
Mãi tri ân Đức Vua,Bảo Sái
Cùng Chư Tổ Thiền Phái Trúc Lâm
Những lời thuyết pháp uyên thâm
Vẫn còn đọng lại trong tâm tín đồ.
Thi Nang
(1): Thiền Sư Chân Nguyên (1647 – 1726) đã có công chấn hưng Phật pháp đã biên soạn Thiền tông bản hạnh,kiến tính thành phật và Thiền Sư Tuệ Nguyên in Trúc Lâm Tam Tổ,Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục
(2): còn lại 23 Tháp ở Chùa Lân
(3): Năm Nhâm Ngọ tức là năm 2002
(4): Thông mã vĩ:Bên phải hàng Tháp ngõ Chùa Lân vẫn còn sót lại một cây thông mã vĩ,đến nay khoảng vài trăm tuổi
(5): Quả cầu “Như ý báo ân Phật Tổ” bằng đá hoa cương đỏ,đường kính 1950mm,trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn,Quy nhơn,tỉnh Bình Định.Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông,nặng 4,5 tấn,nó có thể tự quay quanh mình nó theo chiều chữ “Vạn”
(6): Tượng Thích Ca Mâu Ni:nặng gần 4 tấn,có tượng Văn Thù,Phổ Hiền bồ tát ngự hai bên,tượng trưng trí tuệ và hạnh nguyên.Ba pho tượng đồng được đúc từ làng nghề ở Huế.
(7): Đức Thế Tôn:Tiếng tôn xưng Phật Thích Ca
(8): Xem chú thích (6)
(9): + Lầu Chuông:Chuông đồng Chùa Lân nặng 1,4 tấn
+ Lầu Trống:Trống dài gần hai mét,đường kính tang trống gần một mét,được tạo nên bởi một thân gỗ liền khoét rỗng.
(10): Tranh khảm trai “Thập mục ngưu đồ”,diễn tả bằng tranh quá trình hành giả tu tập tìm chân lý,ví tựa nông phu đi tìm,thuần phục trâu.
(11): Pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma:có chiều cao thân tượng là 3,2 mét,bệ đỡ cao 0,65 mét,chiều rộng bệ đỡ 0,95 mét,nặng khoảng 3,2 tấn với nét chạm khắc vô cùng tinh tế và thiền vị,pho tượng này bằng cây gỗ quý có nguồn gốc từ nam Mỹ.
(12): Tượng Quan Âm:cao 14 mét,bằng đá hoa cương.- Các chú thích trên đây được trích từ Hành Trình Tâm Linh

CHÙA CẦM THỰC *

Ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi
Trước Tam quan dòng suối chắn ngang
Qua cầu lên những bậc thang
Chòm thông tỏa bóng bên đàng người đi
Tục truyền khi Vua rời Suối Tắm
Đã băng ngàn lướt dặm vào đây
Dừng chân nghỉ lại nơi này
Trời trưa gió thổi cành lay rì rào
Thuở ấy vừa sờ vào miệng đãy
Sực nhớ ra,Bảo Sái dừng tay
Vì thương những kẻ ăn mày
Cho nên bố thí cơm chay hết rồi
Dân nhớ buổi Vua tôi làm phước
Nhường phần cơm,uống nước cầm hơi
Nên xây chùa ở non khơi
Đặt tên Cầm Thực,muôn đời tri ân
Đức Vua Trần ra tay tế độ
Được tôn thờ làm Tổ Trúc Lâm
Nhớ công hòa thượng Linh Nhâm **
Qua nhiều triều đại thăng trầm,đổi thay
Đã trải bao năm dài tháng rộng
Pháp biến chùa thành đống tro than
Tư bề lửa cháy điêu tàn
Rêu phong nền cũ,cỏ lan mặt đường
Lòng dân mình vẫn thương mến đất
Sau hòa bình thống nhất non sông
Cụ Hài quyên của góp công ***
Dựng xây chùa nhỏ vừa xong đôi phần
Cụ đã tịch nên dân nuối tiếc
Mới nửa chừng để việc dở dang
Khắc Hoa về nước thăm làng ****
Giúp tiền làm các bậc thang lên chùa
Cổng Tam quan bao mùa vững chãi
Nhìn câu đối,lòng mãi khắc ghi
Do công đại tá Nguyễn Thi *****
Viết ra tặng cửa từ bi bấy chầy
Biết bao nhiêu đêm ngày mong đợi!
Trên đỉnh tròn,chùa mới mọc lên ******
Bê tông cốt thép vững bền
Nhân dân,Nhà nước dựng nên cửa Thiền
Đồng bào ở khắp miền đất Việt
Đến non thiêng để biết cảnh quan
Trong vùng đất Phật thanh nhàn
Tĩnh tâm,an lạc,xua tan u sầu
Thi Nang
* CẤM THỰC :nghĩa là không ăn
** Linh Nhâm : là tên thiền sư có công xây dựng chùa
*** Cụ Hài : “Năm 1988, cụ quản tự Bùi Văn Hài (là người địa phương) cùng các Phật tử đã thu nhận công đức của thập phương để xây dựng ngôi chùa, nhà khách, cổng tam quan và dựng mô cầu. Cầu xây chưa xong thì cụ tịch (tháng 6 nàm 1994). Người sau hoàn thiện phần còn lại”.(trích trong tài liệu của Hành Trình Tâm Linh)
**** Khắc Hoa : “Mùa thu năm 1993, một Việt Kiều ở Canada tên là Lê Khắc Hoa, người Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã phát tâm công đức xây lát đường lên chùa Cầm Thực. Đường dài hơn hai trăm mét, bậc đá kè bằng vữa xi măng”.(trích trong tài liệu của Hành Trình Tâm Linh)
***** Nguyễn Thi : “Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nối đôi câu đối viết theo chữ thảo:
“Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự
Kim thời hiển tích Trúc Lâm Thiền”

Dịch nghĩa:

“Từ xưa vẫn lưu danh ngôi chùa Bóng Thiêng
Thời nay sự tích Thiền Trúc Lâm còn hiển hiện”

Đôi câu đối này do đại tá Hải quân đã về hưu tên Nguyễn Thi tiến cúng vào năm 1993″.(trích trong tài liệu của Hành Trình Tâm Linh)
****** Trên đỉnh tròn : ngọn núi này có đỉnh tròn giống như “mâm xôi”.